Tiến hành vệ sinh bình nóng lạnh định kỳ là việc vô cùng cần thiết bởi cặn bẩn, kết tủa đá vôi sẽ bám rất nhiều trên sợi đốt và lắng đọng bên trong bình nóng lạnh gây ra tình trạng lâu nóng, không nóng và tắc đường ống nước. Nhiều người sử dụng thường không để ý nên chỉ đến khi bình nóng lạnh bị hỏng mới gọi thợ sửa, vừa làm bình nhanh hỏng, vừa tốn tiền.
Nội dung chính
Vì sao phải vệ sinh bình nóng lạnh, bảo dưỡng định kỳ
Hầu hết các thiết bị điện máy sử dụng trong gia đình sau thời gian dài sử dụng cũng đều cần vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng để các bộ phận luôn hoạt động ở chế độ tốt nhất. Giống như việc chúng ta tiến hành vệ sinh điều hòa định kỳ hàng năm vậy, có thể việc vệ sinh bảo dưỡng bình nóng lạnh ít hơn nhưng cũng cần thực hiện, nên là 2 năm một lần. Bình nóng lạnh không chỉ sử dụng mùa đông mà hiện nay nhu cầu dùng nước nóng quanh năm, do vậy thời gian bảo dưỡng sẽ ngắn hơn.
Vì sao nên vệ sinh bình nóng lạnh, bảo dưỡng định kỳ:
- Nguyên nhân đầu tiên chính là sợi đốt bình nóng lạnh (còn gọi là thanh nhiệt) thường sẽ bị hỏng sau thời gian sử dụng nhất định. Khi lớp vật liệu bảo vệ bên ngoài của thanh nhiệt bị ăn mòn, bị thủng, bị rạn nứt …sẽ làm cho nước ngấm vào bên trong và tình trạng bình nóng lạnh bị rò điện có thể xảy ra.
- Thanh magie trong bình nóng lạnh cần thay mới khi bộ phận này bị ăn mòn quá mức, tác dụng của thanh magie là để bảo vệ thanh nhiệt và lớp vật liệu bề mặt bên trong của thành bình không bị ăn mòn. Vật liệu magie sẽ xảy ra phản ứng tương tác với các ion kim loại, đá vôi trong nước trước khi các thành phần này tương tác với vật liệu kim loại của thanh nhiệt và bề mặt bình nóng lạnh.
- Ngoài vấn đề hư hỏng, bị ăn mòn ở hai bộ phận trên, lớp gioăng làm kín giữa đế lắp sợi đốt với thành bình cũng cần thay mới khi nó bị hóa cứng, có nhiều vết rạn nứt dẫn tới tình trạng rò rỉ nước ở khu vực bảng điện, đây cũng là nguyên nhân bình nóng lạnh bị nhảy chống giật.
- Chất cặn bẩn, kết tủa của ion kim loại hay đá vôi lâu ngày sẽ lắng xuống đáy bình và gây ra vấn đề tắc đường ống nước ra. Do vậy cần tiến hành vệ sinh bình nóng lạnh để lấy sạch cặn bẩn.
- Khi lớp kết tủa đá vôi bám nhiều trên sợi đốt sẽ làm cho khả năng truyền nhiệt kém hơn, bình nóng lạnh lâu nóng và sẽ tốn điện hơn khá nhiều. Nếu nguồn nước nhà Bạn ở khu vực có nhiều đá vôi, oxit sắt…thì cần phải vệ sinh nhiều hơn.
Các bộ phận khác như rơ le bình nóng lạnh, cục chống giật…ít gặp trục trặc nên có thể cần kiểm tra ít hơn.
Vệ sinh bình nóng lạnh như nào
Công việc vệ sinh bảo dưỡng bình nóng lạnh khi cần thực hiện sẽ gồm các công việc như sau:
- Tiến hành kiểm tra tổng thể như xem có rò rỉ nước không, cục chống giật và aptomat có hoạt động bình thường không, bật bình nóng lạnh để nghe tiếng ồn phát ra có thể suy đoán vấn đề bên trong.
- Tháo bộ phận sợi đốt và thanh magie, khi mức độ ăn mòn tương đối (có thể vẫn dùng được) cũng nên thay mới để thời gian sử dụng lâu hơn.
- Làm sạch cặn đá vôi lắng trong đáy bình, lượng kết tủa này cũng khá nhiều khi nguồn nước có nhiều sắt và đá vôi.
- Kiểm tra rơ le bình nóng lạnh xem có bị mòn hay có hoạt động tốt không, có thể cần phải thay mới.
- Kiểm tra cả bộ phận giá treo bình nóng lạnh, rất có thể chúng đã bị han gỉ do môi trường ẩm ướt và cần thay mới để đảm bảo an toàn.
Chi phí vệ sinh bình nóng lạnh
Phí thực hiện vệ sinh bảo dưỡng bình nóng lạnh hiện nay không hề cao, chỉ từ 150 -300k tùy loại bình để thực hiện việc vệ sinh đầy đủ, tất nhiên linh kiện nào cần thay mới sẽ tính phí riêng. Nói chung, bình nóng lạnh thực hiện vệ sinh bảo dưỡng 1 lần/năm hoặc 2 lần/năm thì mức chi phí này cũng rất ít mà lại đảm bảo hiệu quả sử dụng tốt và an toàn, đồng thời tiết kiệm điện khá nhiều.
Tóm lại, Homecare24h đã cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về vấn đề vì sao phải tiến hành vệ sinh bình nóng lạnh, người dùng còn thắc mắc nào khác hãy liên hệ trực tiếp đến Homecare24h để được tư vấn và xử lý nhanh chóng. Cảm ơn các Bạn đã tham khảo thông tin.
Ý kiến bạn đọc (5)