Nhà bạn có khi nào cần sửa nồi cơm điện chưa ? và khi cần sửa mà chưa biết mang đi đâu, tôi nghĩ vấn đề này hầu như gia đình nào cũng gặp phải. Bởi nồi cơm điện là thiết bị gia dụng, được sử dụng hàng ngày để nấu cơm, tần suất sử dụng lớn nên khó tránh khỏi trục trặc sau một thời gian dài sử dụng. Chúng ta hãy chuẩn bị cho mình thông tin cần thiết khi gặp những vấn đề này để xử lý một cách nhanh nhất.
Nội dung chính
I. Liên hệ sửa nồi cơm điện
Đối với việc sửa nồi cơm điện, chúng ta cần thực hiện càng nhanh càng tốt bởi việc nấu cơm luôn được thực hiện hàng ngày. Nồi cơm điện cũng có nhiều lỗi sửa khá đơn giản, có thể người sử dụng tự sửa được khi biết chút ít kỹ thuật và không ngại làm, những lỗi phức tạp liên quan tới mạch điều khiển hay cần thay thế linh kiện, chắc chắn chúng ta nên liên hệ tới các trung tâm sửa chữa uy tín. Trung tâm cứu hộ điện máy Homecare24h có thể tư vấn, hướng dẫn cho người sử dụng khắc phục một số lỗi đơn giản ngay tại nhà để sử dụng tiếp, các lỗi phức tạp hơn, nhân viên sửa chữa sẽ tới tận nơi trong thời gian ngắn.
II. Các lỗi thường gặp khi sửa nồi cơm điện
Sửa nồi cơm điện là công việc của thợ sửa, các lỗi thường gặp của thiết bị gia dụng này có thể bạn cần biết cũng có thể không tùy theo bạn là người như thế nào, 1) nếu chúng ta am hiểu kỹ thuật dù chút ít cũng đều có thể tự sửa các thiết bị trong gia đình khi gặp trục trặc nhẹ, do vậy việc biết các lỗi thường gặp sẽ giúp chúng ta dễ dàng đoán bệnh để sửa nhanh tại nhà, 2) nếu chúng ta không am hiểu kỹ thuật thì rõ ràng việc sửa chữa hoàn toàn phụ thuộc vào thợ, tuy nhiên biết các lỗi thường gặp sẽ giúp người sử dụng dễ dàng kiểm tra và miêu tả rõ ràng bệnh của thiết bị với bên tr ung tâm sửa chữa.
- Nồi cơm không có điện khi đã cắm dây nguồn, trục trặc này thường gặp với những loại nồi cơm điện có dây nguồn kéo ra kéo vào, với loại nồi có đầu cắm cố định thường ít xảy ra hơn. Nguyên nhân chủ yếu do phần tiếp xúc dây nguồn bên trong nồi cơm điện bị mòn khi kéo dây nguồn nhiều lần, hoặc cầu chì bảo vệ bị đứt, người sử dụng có thể tháo phần đế nồi để kiểm tra và khắc phục ngay.
- Đèn báo chế độ không sáng, nhiều nồi cơm điện có thể xảy ra vấn đề này khi đã sử dụng lâu dài, đèn báo chỉ giúp người sử dụng biết nồi cơm điện đang ở chế độ nào, chế độ hâm hay chế độ nấu, do vậy đèn này không sáng cũng không ảnh hưởng gì tới việc sử dụng nồi cơm điện. Tuy nhiên, khi đèn mất đồng thời chế độ sử dụng tương ứng không hoạt động, hãy kiểm tra đường điện tương ứng với chế độ đó. Hãy liên hệ trung tâm sửa nồi cơm điện uy tín để đảm bảo chất lượng.
- Cơm nấu không chín, đối với những nồi cơm điện đã sử dụng lâu có thể xảy ra tình trạng này, nồi chất lượng cao sẽ hạn chế hơn, bởi đa phần nồi cơm điện nấu không chín là do zơ le nhiệt bật sớm. Hãy thay sớm zơ le nhiệt.
- Cơm hay bị khê hoặc nhiều cháy, đây cũng là một tình trạng hay xảy ra với nồi đã dùng lâu, nguyên nhân có thể do zơ le nhiệt nhả trễ, trường hợp này cũng cần thay zơ le nhiệt sớm.
- Gạo thường bị cháy khi mới bật chế độ nấu, có lẽ đối với các loại nồi chất lượng cao sẽ không gặp vấn đề này, đa phần các loại nồi đơn giản và dùng lâu có thể bị tình trạng này, nguyên nhân do thành nồi mỏng, lớp chống dính đã bong hết và khi nấu cơm dùng nước lạnh. Để xử lý, hãy thay ruột nồi hoặc dùng nước nóng khi nấu cơm, trong quá trình nấu nên dùng đũa đảo đều 1 lần (thường sau khi bật nồi 5 phút để cho lớp gạo tiếp xúc với đáy nồi không bị cháy).
III. Sử dụng đúng cách để hạn chế sửa nồi cơm điện
Sử dụng đúng cách sẽ luôn đảm bảo nồi cơm điện hoạt động tốt, hạn chế việc sửa chữa trong quá trình sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý trong khi sử dụng giúp nâng cao tuổi thọ và chất lượng của nồi cơm điện.
- Sử dụng nguồn điện ổn định, nên dùng một ổ cắm riêng cho nồi cơm điện để đảm bảo đủ điện cho cơm chín đều, nếu dùng chung ổ điện với các thiết bị khác như máy xay sinh tố, máy giặt, siêu điện, lò vi sóng mà các thiết bị đó thường sử dụng tập trung trong một thời gian nhất định sẽ làm ảnh hưởng đến nồi cơm điện.
- Nếu sử dụng loại nồi cơm có dây nguồn kéo ra kéo vào cần tránh việc kéo dây nguồn quá mạnh, quá nhanh, hay thả tự do cho dây nguồn cuộn mạnh vào trong đế nồi. Việc này nếu diễn ra thường xuyên có thể làm dây bị đứt ở phần rắc cắm hoặc điểm tiếp xúc quay bên trong nồi cơm điện nhanh bị mòn.
- Trước khi cho ruột nồi cơm điện vào nấu, cần phải làm sạch bên ngoài ruột nồi và làm sạch bề mặt của mâm nhiệt để đảm bảo nhiệt truyền đều sang ruột nồi trong quá trình sấy.
- Rửa ruột nồi nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh gây xước, bong tróc lớp chống dính.
- Không nên sử dụng nồi cơm điện cho những cách sử dụng khác như nấu canh, nấu cháo, kho thịt, luộc gà…làm như vậy sẽ dẫn tới hư hại zơ le nhiệt nhanh hơn nhiều lần.
- Không sử dụng ruột nồi cho lên bếp ga nấu tiếp khi mất điện hay gặp sự cố, bởi ruột nồi dễ bị hỏng, biến dạng, hỏng bề mặt truyền nhiệt khi tiếp xúc với lửa.
- Khi zơ le bật sớm cần phải tiến hành sửa nồi cơm điện ngay, tránh cố tình ấn cần gạt của chế độ nấu hay chèn vật gì vào đó, chẳng may chúng ta quên đi dù chỉ 5 phút cũng có thể gây cháy nồi.
Trên đây là một số lưu ý giúp chúng ta sử dụng nồi cơm điện bền hơn, an toàn hơn, hạn chế tối đa việc sửa chữa, tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.
IV. Trung tâm cứu hộ điện máy Homecare24h
- Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa điều hòa, tư vấn và hỗ trợ khách hàng xử lý ngay tại nhà.
- Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa tủ lạnh, tủ bảo ôn.
- Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa máy giặt, máy sấy quần áo.
- Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa quạt điện, quạt thông gió.
- Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa lò vi sóng, lò nướng.
- Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa máy xay sinh tố.
- Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa máy hút bụi.
- Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa thiết bị nhà bếp như nồi cơm điện, máy xay sinh tố, bếp từ, bếp ga…
- Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa bình nóng lạnh, thiết bị vệ sinh.
- Kiểm tra, sửa chữa mạng điện gia đình, lắp đặt các thiết bị bảo vệ.
Ý kiến bạn đọc (9)