Bạn cần sửa tủ đông lạnh tại nhà, hãy liên hệ tới Homecare để được tư vấn và xử lý vấn đề chính xác, nhanh chóng. Trong nội dung này tác giả sẽ phân tích về các vấn đề thường gặp với tủ đông lạnh để người dùng sớm nhận biết các nguyên nhân có thể gặp phải, qua đó có thể biết cách xử lý trong một số trường hợp cơ bản.
Nội dung chính
Tác dụng của tủ đông lạnh
Khi nói tới tác dụng của tủ đông lạnh, chúng ta thường nghĩ rằng tác dụng của thiết bị này cũng tương tự như tủ lạnh trong gia đình vậy. Suy nghĩ này không sai nhưng cũng không đúng hoàn toàn, với tủ lạnh chúng ta thường bảo quản các đồ thực phẩm đã chín, hoa quả, sữa…trong thời gian không dài, thường khoảng 1-2 tuần, trong khi đó tủ đông lạnh dùng cho bảo các loại thực phẩm còn tươi sống như cá, thịt, rau củ …trong thời gian dài hơn khá nhiều, có thể từ 1 tháng tới 1 năm tùy từng sản phẩm bảo quản.
Có 2 yếu tố quan trọng để tủ đông lạnh có thể bảo quản thực phẩm tốt hơn so với tủ lạnh, 1 là do độ lạnh của tủ đông thường sâu hơn so với tủ lạnh, 2 là tủ đông giữ hơi ẩm tốt hơn rất nhiều so với tủ lạnh, 2 yếu tố này đảm bảo sản phẩm tươi được đông lạnh tốt hơn và không bị khô héo, đảm bảo độ tươi ngon lâu hơn. Các loại rau củ để trong tủ lạnh chỉ vài hôm là bị khô tương đối, mất nước, trong khi rau củ để tủ đông lạnh có thể kéo dài tới 15 ngày mà vẫn tươi nguyên.
Nguyên lý hoạt động của tủ đông
Trước khi tìm hiểu chi tiết về việc sửa tủ đông lạnh thông qua các vấn đề thường gặp, chúng ta nghiên cứu sâu hơn về nguyên lý làm lạnh của loại tủ này, qua đó xem có gì khác biệt với nguyên lý hoạt động của tủ lạnh hay không.
Hệ thống làm lạnh trong tủ lạnh và tủ đông lạnh cũng không có gì khác nhau về cơ bản, vẫn chỉ là hệ thống lạnh 1 cấp bao gồm những bộ phận cơ bản gồm máy nén, dàn lạnh, dàn nóng, quạt gió, van tiết lưu, ống đồng, loại gas sử dụng và một số bộ phận phụ khác. Vậy đâu là sự khác biệt trong cấu tạo của 2 loại tủ này, đó chính là cách bố trí thiết bị và loại gas sử dụng.
Xét về cách bố trí hệ thống lạnh:
- Với tủ đông lạnh: lốc và dàn nóng, quạt dàn nóng vẫn nằm ở khoang kỹ thuật bên dưới của tủ đông, thường nằm góc dưới bên phải, nói chung nằm đâu cũng tùy loại tủ, cái này không cố định. Còn dàn lạnh được quấn quanh phía bên ngoài của thành tủ bên trong khoang chứa đồ bảo quản. Tức là dàn lạnh nằm ở trong lớp cách nhiệt và tiếp xúc trực tiếp với phần vỏ kim loại bên trong của tủ đông. Không khí trong tủ đông là hoàn toàn tĩnh lặng, không có sự lưu thông gió, sự truyền nhiệt được thông qua tiếp xúc bề mặt và truyền qua không khí tới sản phẩm.

Hình trên là khoang kỹ thuật của tủ đông lạnh với các thiết bị rất cơ bản, gồm 1 máy nén, 1 dàn nóng và quạt dàn nóng, và các thiết bị điện khác của hệ thống lạnh.
Hình bên dưới là cách bố trí dàn lạnh bên trong lớp cách nhiệt của tủ đông, ống đồng được quấn quanh khoang chứa và quấn song song với nhau.

- Với tủ lạnh: các thiết bị như máy nén, dàn nóng và quạt cũng được bố trí ở khoang kỹ thuật giống như tủ đông, nhưng dàn lạnh lại được đặt bên trong khoang chứa đồ của tủ lạnh, thường nằm ở ngay trên ngăn đá, phía sau tấm nhựa chắn ở mặt lưng của ngăn đá. Không khí trong khoang chứa tủ lạnh là tuần hoàn liên tục, gió đi qua dàn lạnh sẽ hấp thụ độ lạnh rồi được thổi tuần hoàn tới sản phẩm bảo quản. Do vậy hơi nước sẽ ngưng tụ trên dàn lạnh sau 1 khoảng thời gian nhất định. Nước trên dàn lạnh được rã đông định kỳ và chảy ra ngoài qua ống dẫn nước.
Xét về loại gas sử dụng
- Đây là các phân tích cơ bản để Độc giả hay chính là người dùng hiểu rõ hơn, còn đối với thợ sửa tủ đông lạnh thì chắc chắn đã hiểu rất rõ vì được đào tạo trường lớp cơ bản và chuyên sâu. Tủ lạnh chỉ bảo quản thực phẩm chín, hoa quả, sữa, đồ ăn nhanh…do vậy độ lạnh không cần quá sâu, loại gas tủ lạnh thường dùng là gas R134a và gần đây là R600a trên các loại tủ lạnh đời mới. Đối với tủ đông lạnh, độ lạnh cần đáp ứng sâu hơn, do vậy loại gas dùng cho tủ đông thường là R600a và R404a.
Đó là sự khác nhau nhỏ giữa cách bố trí của hệ thống lạnh trong tủ đông và tủ lạnh, còn hệ thống làm việc như nào thì cũng không có gì khác tủ lạnh.
Các vấn đề thường gặp của tủ đông lạnh
Để sửa tủ đông lạnh thuận lợi hơn, dưới đây là các vấn đề thường gặp với tủ đông lạnh mà người dùng có thể nắm bắt, qua đó biết được tủ có thể đang gặp vấn đề ở đâu. Để được tư vấn kiểm tra cụ thể, người dùng hãy liên hệ Homecare để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Một vài trường hợp tủ đông không đông đá được như trước đây thường do nguyên nhân như kém lạnh, thiếu gas, nhiều đồ, gioăng bị hở, máy nén làm việc chập chờn…Trong quá trình sử dụng chúng ta cần thường xuyên để ý các hiện tượng khác thường có thể gặp phải để sớm nắm được nguyên nhân. Homecare sẽ phân tích sâu hơn trong nội dung chi tiết.
Nặng hơn trường hợp trên chính là tình trạng tủ đông mất lạnh, nguyên nhân có thể do lốc không chạy, dàn nóng không tản nhiệt, hệ thống lạnh hết gas, ….đó là một vài nguyên nhân mà chúng ta cần kiểm tra khi gặp tình trạng này.
Khi tủ vẫn được cấp điện nhưng hệ thống lạnh lại không hoạt động, rất có thể do đứt cầu chì, lốc bị hỏng, đứt các dây điện bên trong hộp kỹ thuật… nếu chúng ta không nghe thấy tiếng è è như mọi khi thì cần phải kiểm tra sớm.
Đèn xanh và đèn đỏ là đèn báo sự vận hành của tủ đông, đèn đỏ báo hệ thống lạnh đang hoạt động, đèn xanh báo tủ đã đủ mức lạnh cần thiết. Do vậy chúng ta sẽ thấy tủ đông lúc chạy lúc không, nếu tủ đông không báo đèn xanh mà chỉ toàn đèn đỏ trong thời gian dài thì người dùng cần phải kiểm tra lại xem bên trong có đủ độ lạnh không, sản phẩm có đông đá như trước không, xem gioăng cửa có bị hở không…
Tình trạng tủ đông lạnh không đều ở xung quanh khoang chứa, chỉ có một phần bề mặt xuất hiện hiện tượng đông đá, phần còn lại không có đông đá, như vậy cho thấy rằng hệ thống lạnh vẫn hoạt động nhưng đang trong tình trạng thiếu gas. Người dùng hãy liên hệ thợ sửa tủ đông lạnh kiểm tra sớm.
Cũng tương tự như tủ lạnh, nếu tủ đông không vào điện, rất có thể gặp các nguyên nhân như đứt cầu chì trên mạch, đứt dây nguồn, lỏng rắc cắm, do vậy nếu người dùng thường hay sửa thiết bị điện trong gia đình thì hoàn toàn có thể xử lý tình trạng này. Homecare đã phân tích kỹ trong nội dung chi tiết.
Bạn cần để ý xem nước chảy ở vị trí nào, nếu nước xuất hiện nhiều bên trong tủ đông, đặc biệt là ngăn đông lạnh, còn ngăn mát thì vẫn có nước ở dưới đáy tủ bởi ngăn mát chỉ có nhiệt độ 0-10 độ nên nước ngưng tụ trên thành tủ rồi chảy xuống đáy tủ. Nếu ngăn đông lạnh mà có nhiều nước thì khả năng tủ đông đã kém lạnh, do vậy băng đá đã tan chảy dần, hãy liên hệ thợ sửa để kiểm tra hệ thống lạnh.
Hiện tượng rò điện cũng cần kiểm tra sớm, thông thường ở góc tủ sẽ có dây tiếp mát để hạn chế tình trạng tĩnh điện, còn trường hợp tủ bị rò điện gây giật mạnh thì cần liên hệ thợ kiểm tra sớm.
Tình trạng tủ đông bị hôi cũng tương tự tủ lạnh bị hôi bởi sau thời gian sử dụng sản phẩm bảo quản cũng gây ra mùi hôi khó chịu, đặc biệt ở phần gioăng cửa tủ thường nhanh bị mốc do bên trong thì lạnh, bên ngoài thì ẩm ướt, do vậy rất nhanh chuyển màu đen, nấm mốc nhiều. Người dùng cần lau chùi thường xuyên phần gioăng cửa, thỉnh thoảng có thể phải xả đá trong tủ đông để làm sạch, vệ sinh.
Nhu vậy qua các thông tin trên, Độc giả đã nắm được cơ bản các vấn đề có thể gặp phải khi sử dụng tủ đông lạnh trong gia đình. Homecare sẽ phân tích nhiều hơn về thiết bị này và những nguyên nhân để người dùng ngày càng hiểu sâu và biết cách xử lý.
Ý kiến bạn đọc (0)