Điều hòa bị nhảy aptomat, cần kiểm tra ngay lập tức vấn đề sau

Bạn sử dụng điều hòa và đã từng gặp trường hợp điều hòa bị nhảy aptomat chưa ? Có thể bạn chưa gặp nhưng thực tế đã xảy ra nhiều, do vậy chúng ta nên tìm hiểu để biết những nguyên nhân có thể xảy ra, biết cách phòng tránh và biết cách xử lý khi gặp phải. Hãy liên hệ các trung tâm sửa điều hòa khi bạn chưa tìm ra nguyên nhân để được tư vấn, xử lý kịp thời.

I. Các loại aptomat phổ biến

Thông thường khi lắp đặt với các loại thiết bị có công suất lớn như điều hòa, bình nóng lạnh, chúng ta hay sử dụng aptomat để đảm bảo an toàn cũng như tiện lợi khi sử dụng. Với điều hòa 12000BTU tương ứng công suất tầm 1kw/h, 18000BTU tương ứng công suất 1.5kw/h, người sử dụng căn cứ vào thông số này để lựa chọn aptomat cho phù hợp. Có hai loại at được sử dụng phổ biến hiện này là aptomat thường và aptomat chống giật, loại chống giật đắt hơn một chút nhưng chúng ta nên sử dụng để đảm bảo an toàn, nhất là với bình nóng lạnh.

Aptomat loại thông thường chỉ có tác dụng ngắt mạch điện khi xảy ra sự cố chập điện, và thêm một tác dụng nữa là đóng vai trò một công tắc an toàn, không xảy ra tình trạng move điện giống như rắc cắm. Loại này được sử dụng nhiều nhất bởi bán phổ biến và giá rẻ.

Aptomat chống giật là loại cao cấp hơn, vừa có tác dụng của aptomat thông thường vừa có tác dụng chống giật khi xảy ra vấn đề rò điện, trường hợp này hay xảy ra nhất với bình nóng lạnh.

II. nguyên nhân điều hòa bị nhảy aptomat

Khi xảy ra tình trạng điều hòa bị nhảy aptomat, chúng ta nên để ý xem at nhảy ngay khi bật hay chạy một lúc mới nhảy, bởi hai trường hợp này sẽ có nguyên nhân khác nhau. Trường hợp at bị nhảy ngay lập tức, chứng tỏ mạch điện của điều hòa đang bị chập điện ở bộ phận nào đó, chúng ta cần kiểm tra ở phần dây nguồn, cầu đấu, dùng đồng hồ đo các bộ phận như quạt, máy nén để tìm ra vấn đề nằm ở đâu.

Trường hợp điều hòa bật một lúc thì aptomat mới bị nhảy, rất có thể máy nén gặp vấn đề dẫn tới quá tải khiến ad bị nhảy, xem phần cấu tạo của điều hòa chúng ta sẽ thấy rằng chỉ máy nén là bộ phận có công suất lớn, do vậy hãy lưu ý trường hợp này.

Với aptomat chống giật chúng ta cần kiểm tra xem điện có bị rò ra thân vỏ hay không, nhất là ở cục nóng điều hòa, bởi cục nóng được lắp đặt ở ngoài trời chịu mưa nắng, nhiệt độ cao dẫn tới khả năng bị rò điện khá cao. Khi lắp đặt chúng ta nên lưu ý vị trí và cách lắp đặt cục nóng điều hòa để đảm bảo hiệu quả cao cho quá trình làm lạnh và độ bền của cục nóng. Rất nhiều trường hợp lắp cục nóng sai cách dẫn tới giảm hiệu quả làm lạnh, giảm độ bền cục nóng mà chúng ta không biết khi lắp đặt.

Nói chung, aptomat bị nhảy thường có một số nguyên nhân là mạch điện bị chập, thiết bị quá tải, bị rò điện, hoặc chính aptomat bị hỏng, hãy kiểm tra các vấn đề này khi trường hợp xảy ra. 

III. Liên hệ sửa điều hòa bị nhảy aptomat

Tình trạng điều hòa bị nhảy at không quá phức tạp khi kiểm tra sửa chữa, bởi nguyên nhân đã được định hình và dễ dàng kiểm tra. Tuy nhiên khi chúng ta không biết về điện, tốt nhất hãy liên hệ các trung tâm sửa chữa gần nhất hay liên hệ trực tiếp đến Homecare24h Việt Nam. Mùa hè nắng nóng mà đột nhiên điều hòa gặp trục trặc và không thể sử dụng, nhất là với gia đình có trẻ em thì đúng là cực hình, chúng ta hãy thực hiện việc bảo dưỡng điều hòa định kỳ hàng năm để tránh những vấn đề hỏng vặt có thể xảy ra khi đang sử dụng, đồng thời kiểm tra xử lý sớm những dấu hiệu cảnh bảo. Cảm ơn các bạn đã theo dõi nội dung này, hy vọng có ích cho người sử dụng.

Ý kiến bạn đọc (2)

    © 2018 Homecare 24h - Trung tâm cứu hộ điện máy gia đình. Thiết kế Website bởi Homecare24h.
    Chat trên Facebook Zalo 0888 610 118
    0888.610.118