Chào các bạn, khi xem hóa đơn tiền điện có một số bạn thắc mắc về vấn đề tính tiền điện như thế nào hay tiền điện tính thế nào. Để tính tiền điện, các bạn cần biết 1 tháng các bạn tiêu thụ hết bao nhiêu số điện và căn cứ vào biểu giá của EVN là sẽ tính được ngay. Trong bài viết này, homecare24h sẽ hướng dẫn các bạn cách tính tiền điện cụ thể, chi tiết nhất để các bạn không thắc mắc khi thấy hóa đơn tiền điện có lúc lại tăng giảm thất thường.
Nội dung chính
Tính tiền điện như thế nào
Như vừa nói trên, để tính tiền điện hàng tháng các bạn hãy căn cứ vào lượng điện năng tiêu thụ trong tháng và xem biểu giá điện là có thể tính ra ngay. Điện năng tiêu thụ trong tháng bạn có thể xem trên công tơ điện hoặc hỏi trực tiếp nhân viên điện lực lúc họ lấy số điện là biết ngay. Còn về bảng giá điện thì các bạn xem trong website của EVN theo link TẠI ĐÂY.
Theo như bảng giá điện trong link vừa đưa ra, các bạn chú ý tới giá điện sinh hoạt là bảng giá mà các bạn cần xem. Trong bảng giá này có 2 mục. Một mục là giá điện tính theo bậc và một mục là giá điện dùng công tơ thẻ trả trước. Loại dùng công tơ thẻ trả trước có có một mức giá là 2461 đ/số nên rất dễ tính. Chỉ cần lấy số điện tiêu thụ nhân với 2461 là ra ngay số tiền điện phải trả. Còn cách tính giá điện theo bậc thì có 6 bậc như sau:
- Bậc 1 từ 0 – 50 số điện đầu tiên: giá điện 1.678 đ/số
- Bậc 2 từ 51 – 100 số điện tiếp theo: giá điện 1.734 đ/số
- Bậc 3 từ 101 – 200 số điện tiếp theo: giá điện 2.014 đ/số
- Bậc 4 từ 201 – 300 số điện tiếp theo: giá điện 2.536 đ/số
- Bậc 5 từ 301 – 400 số điện tiếp theo: giá điện 2.834 đ/số
- Bậc 6 từ 401 trở lên: giá điện 2.927 đ/số
Căn cứ vào các bậc giá này các bạn có thể tính được tiền điện rất dễ dàng. Sau khi tính được số tiền điện cần trả, các bạn nên cộng thêm 10% thuế giá trị gia tăng để ra số tiền cuối cùng phải trả cho EVN. Sau đây là một ví dụ để các bạn hiểu hơn về cách tính tiền điện theo bảng giá của EVN.
Xem thêm: 1 số điện bằng bao nhiêu W
Ví dụ cách tính tiền điện
Lấy ví dụ một gia đình trong tháng sử dụng hết 280 số điện. Theo bảng giá của EVN, chúng ta sẽ có 2 trường hợp:
1. Trường hợp gia đình này dùng dùng công tơ thẻ trả trước
Trường hợp này giá điện được tính một giá là 2461 đ/số điện. Với 280 số điện thì số tiền điện là 280 x 2461 = 689.080 đ. Tính thêm 10% thuế giá trị gia tăng thì số tiền cuối cùng mà gia đình này cần trả là 689080 + 689080 * 10% = 757.988 đ.
2. Trường hợp gia đình này không dùng công tơ thẻ trả trước
Nếu gia đình này không dùng công tơ thẻ trả trước thì tiền điện sẽ tính theo bậc như trên. Với 280 số điện tiêu thụ chúng ta sẽ phân ra thành các bậc bằng 50 số điện bậc 1 + 50 số điện bậc 2 + 100 số điện bậc 3 + 80 số điện bậc 4. Nhân ra sẽ có kết quả như sau:
- 50 số điện bậc 1: thành tiền 50 x 1678 = 83.900 đ
- 50 số điện bậc 2: thành tiền 50 x 1734 = 86.700 đ
- 100 số điện bậc 3: thành tiền 100 x 2014 = 201.400 đ
- 80 số điện bậc 4: thành tiền 80 x 2536 = 202.800 đ
Tổng tiền điện của 280 số điện = 83.900 + 86.700 + 201.400 + 202.800 = 574.800 đ. Tính thêm 10% thuế giá trị gia tăng, số tiền điện phải trả cho EVN sẽ là 574.800 + 574.800 * 10% = 632.280 đ.
Như vậy, nếu bạn thắc mắc tính tiền điện như thế nào thì chỉ cần căn cứ vào số điện năng tiêu thụ trong tháng và bảng giá điện là bạn có thể tự tính được tiền điện rất dễ dàng. Một điểm lưu ý đó là bảng giá định trong bài viết này được homecare24h cập nhật theo EVN vào tháng 12/2020. Sau thời gian này nếu có sự thay đổi về gia điện thì các bạn cần cập nhật bảng giá điện mới để tính toán sẽ chính xác hơn.
Ý kiến bạn đọc (0)