Bạn có bao giờ thắc mắc nồi cơm điện nhà bạn nấu được bao nhiêu gạo không. Trên mỗi nồi cơm điện thường đều ghi dung tích ví dụ 1 lít, 1,8 lít, 5 lít, 10 lít, … nếu các bạn biết ý nghĩa của dung tích này các bạn sẽ biết ngay câu trả lời. Cụ thể trong bài viết này Homecare24h sẽ giải thích thông số này để các bạn hiểu nồi cơm điện 5 lít nấu được bao nhiêu gạo, từ đó cac bạn có thể biết các loại nồi cơm điện khác sẽ nấu được bao nhiêu gạo.

Nội dung chính
Ý nghĩa của dung tích trên nồi cơm điện
Trên các nồi cơm điện được quy định đều phải có thông số dung tích, dung tích này có thể nhỏ hoặc lớn tùy thuộc vào từng nồi. Ý nghĩa của thông số dung tích này chính là dung tích nấu tối đa của nồi cơm điện đó tính theo dung tích gạo. Ví dụ bạn có nồi cơm điện 1 lít tức là nồi đó nấu được tối đa 1 lít gạo trong một lần. Để đong được 1 lít gạo bạn có thể tìm một cốc đong có dung tích 1 lít nước (đừng cho nước vào nhé), sau đó cho gạo vào để đạt được đúng mức 1 lít trên cốc đong thì đó chính là lượng gạo tối đa mà nồi cơm điện 1 lít có thể nấu được mỗi lần.
Nếu quy ra trọng lượng, tùy theo từng loại gạo mà cùng thể tích có thể trọng lượng sẽ có sai khác một chút. Những loại gạo hạt nhỏ sẽ chiếm được hầu hết không gian nên trọng lượng sẽ nặng hơn và ngược lại. Theo cân đo thực tế, 1 lít gạo sẽ tương đương với 450 – 500g gạo. Các bạn có thể căn cứ theo con số này để tính xem nồi nhà bạn nấu được tối đa bao nhiêu kg theo dung tích.

Nồi cơm điện 5 lít nấu được bao nhiêu gạo
Với mức nồi cơm điện 1 lít nấu được tối đa 450 – 500g gạo một lần, các bạn có thể tính ngay được nồi cơm điện 5 lít nấu được bao nhiêu gạo. Chỉ cần nhân lên 5 lần sẽ ra kết quả ngay là nồi cơm điện 5 lít nấu được tối đa 2,25 – 2,5 kg gạo mỗi lần. Các bạn khi nấu cơm bằng nồi cơm điện 5 lít cũng chú ý không nên nấu nhiều hơn 2,5 kg. Nếu bạn nấu nhiều hơn mức tối đa này cơm có thể không chín, cơm bị nhão hoặc cơm chín chưa kỹ ăn không được ngon.

Một số bạn nấu cơm hơi nhiều hơn so với mức tối đa cơm có thể không được chín. Nhiều bạn có một mẹo nhỏ đó là khi nấu quá nhiều so với bình thường thì sau khi cơm đã chuyển sang chế độ giữ ấm được một thời gian lại bật lại chế độ nấu sẽ giúp nồi có nhiều hơi hơn và cơm không bị sống. Làm như vậy cũng có thể nói là “chữa cháy” tạm thời chứ nấu nhiều cơm trong nồi quá ăn sẽ không ngon nên các bạn hãy cân nhắc khi nấu cơm.
Ý kiến bạn đọc (0)