Kẹp dòng hay còn gọi là đồng hồ kẹp dòng hay đồng hồ đo dòng…đều là tên gọi của một thiết bị dụng cụ đo dòng điện, chúng ta sẽ gọi là kẹp dòng cho thuận tiện. Hiện nay các loại kẹp dòng đều tích hợp cơ bản các chức năng đo điện như đo trở, đo thông mạch, đo điện thế và đương nhiên là có đo dòng điện. Homecare24h sẽ hướng dẫn người dùng biết cách sử dụng kẹp dòng để kiểm tra các thiết bị trong gia đình.
Nội dung chính
Các chức năng trên kẹp dòng
Đây là thiết bị đo điện đa năng mà ngày nay hầu như thợ điện nào cũng sử dụng, rất thuận tiện để đo các thông số như điện trở, hiệu điện thế, dòng một chiều, dòng xoay chiều, đo thông mạch, đo cường độ dòng điện từ thấp tới rất cao…Trên đồng hồ kẹp dòng có 4 phần chính, 1 là đầu kẹp, 2 là bảng chọn thông số đo, 3 là màn hình hiển thị và 4 là rắc cắm dây đo. Chúng ta tìm hiểu từng phần trước khi tìm hiểu về cách sử dụng kẹp dòng.
- Đầu kẹp thường chỉ sử dụng khi đo dòng điện chạy qua trong 1 sợi dây, lưu ý khi kẹp dây đo dòng cần phải để dây vuông góc với đầu kẹp và tách 2 dây điện càng xa càng tốt, như vậy thông số đo mới chính xác.
- Bảng chọn thông số đo, trên đồng hồ đo dòng chúng ta thấy có nhiều thông số cần đo, tuy nhiên được chia làm 2 phần: phần 1 là đo bằng kim đo gồm đo trở KΩ, đo thông mạch, đo hiệu điện thế một chiều và xoay chiều, phần 2 là đo cường độ dòng điện ở 3 mức, rất lớn 400A, lớn 200A và nhỏ 20A. Xem tiếp các phần bên dưới để hiểu rõ hơn từng thông số.
- Màn hình hiển thị, đây là khu vực các thông số đo cụ thể sẽ hiển thị.
- Rắc cắm dây đo, sử dụng kim đo cho các chức năng như đo điện trở, thông mạch, điện thế 1 chiều, điện chế xoay chiều.
Nút OFF trên bảng thông số là tắt đồng hồ, còn nút Data hold bên cạnh phải sử dụng để giữ nguyên giá trị đo trên màn hình hiển thị khi cần lưu giữ lại một lúc.
Cách sử dụng kẹp dòng
Sử dụng đồng hồ kẹp dòng cũng tương đối dễ, chỉ cần tìm hiểu cơ bản là dùng được ngay, homecare24h sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng từng chức năng cụ thể. Đối với thợ điện thì không cần phải xem bởi chuyên môn họ đã hiểu quá rõ, người sử dụng trực tiếp các thiết bị điện máy trong gia đình thì nên tìm hiểu để có lúc cần sử dụng đến đồng hồ đo dòng.
- Xoay mũi tên về nút OFF là để tắt đồng hồ đo.
- Xoay về 200KΩ dùng để đo điện trở của một linh kiện điện trở nào đó, sử dụng kim đo tiếp xúc với 2 đầu của linh kiện, lưu ý nên đo linh kiện rời để thông số báo chính xác, tránh đo linh kiện trên mạch.
- Xoay về ký hiệu tiếp theo (hình diode) là sử dụng để đo thông mạch, kiểm tra mạch điện ở phần nào đó xem có bị đứt hay không.
- Xoay về 600V ‾… là đo hiệu điện thế của dòng điện 1 chiều.
- Xoay về 450V≈ là đo hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều, đo cả điện 1 pha và 3 pha.
- Xoay về 450A để đo các thiết bị có công suất rất lớn, dòng điện trong mạch từ 200-450 A, tương ứng công suất từ 70-150KWh
- Xoay về 200A để đo cường độ dòng điện có mức tối đa 200A.
- Xoay về 20A để đo dòng điện của các thiết bị gia dụng thông thường, mức tối đa là 20A. Chúng ta sử dụng đồng hồ đo dòng chính là ở mức này, bởi các thiết bị điện gia dụng hiếm khi vượt 20A, ví dụ, bình nóng lạnh có công suất 2.5Kwh thì cường độ dòng điện chỉ là 11A.
Với mỗi loại đồng hồ kẹp dòng khác nhau sẽ có hình dáng và thông số lựa chọn có phần khác nhau, tuy nhiên nguyên lý đều như vậy và thường không có sự thay đổi trong cách sử dụng. Cách sử dụng kẹp dòng không hề phức tạp chút nào, mỗi gia đình nếu có người biết về điện thì nên mua những dụng cụ cơ bản như này để dùng khi cần kiểm tra thiết bị nào đó.
Qua các thông tin mà Homecare24h đã chia sẻ ở trên, chúng ta hoàn toàn có thể tự mình kiểm tra được các thiết bị hoạt động thế nào, các bộ phận trong từng thiết bị có hoạt động hay không, qua đó sẽ biết cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể. Cảm ơn các bạn đã tìm hiểu nội dung chia sẻ.
Ý kiến bạn đọc (0)