Van giảm áp suất nước hay áp suất khí được sử dụng rất nhiều trong thực tế bởi loại van này có công dụng rất lớn trong việc giảm áp suất từ đường nước áp suất cao xuống áp suất thấp ở mức cần thiết và phù hợp cho mục đích khác. Trong nội dung này độc giả cùng homecare tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý và ứng dụng của loại van này để hiểu rõ thêm và nhớ đến khi cần dùng nó.

Hình trên là một số loại van giảm áp suất nước thông dụng, từ loại nhỏ tới các loại lớn sử dụng trong dân dụng và công nghiệp. Tùy theo nhu cầu thực tế mà sử dụng loại phù hợp với đường ống và áp suất nước tối đa, trong dân dụng với các đường ống nước nhỏ sẽ dùng loại van nhỏ, các đường ống nước công nghiệp lớn cần dùng van lớn có áp suất làm việc phù hợp. Chúng ta thường thấy trên những đường ống cấp nước lớn trong các tòa nhà cao tầng thường có nhiều van, trong đó chắc chắn phải có van giảm áp bởi áp suất nước trên đường ống cấp chính luôn cao hơn áp nước trong các đường ống phân phối tới từng khu vực cụ thể. Do đường ống với độ dày khác nhau, vật liệu khác nhau, chức năng khác nhau thì cần phải điều chỉnh áp suất phù hợp với từng loại ống nước để đảm bảo an toàn cũng như sử dụng phù hợp.
Trong một bài viết gần đây về tình trạng bình nóng lạnh bị rò nước do áp suất nước đồng ống vào quá lớn so với quy định của bình nên dẫn tới rò rỉ nước tại van an toàn, trường hợp này nên sử dụng van giảm áp suất nước cho đường ống vào sẽ giải quyết được vấn đề rò rỉ. Cân chỉnh lại áp suất nước cho phù hợp với bình, trong các tòa nhà cao tầng thì áp suất nước đường ống tới các gia đình ở tầng thấp thường khá cao, do vậy nếu cần điều chỉnh thì nên sử dụng loại van này.

Hình trên sẽ mô tả nguyên lý hoạt động của van giảm áp, màu đỏ là nước áp suất cao trên đường vào, màu xanh là nước áp suất thấp trên đường ra, người dùng có thể chỉnh áp suất đường ra theo mong muốn. Nhìn trên hình chúng ta sẽ thấy rằng, khi áp suất nước đường ra đủ lớn sẽ tạo ra 1 lực đủ lớn để ép lò xo phía trên, khi đó van bên dưới sẽ được đóng lại. Nếu gọi áp suất đường vào là A, áp suất đường ra là B, lực ép lò xo là C, khi thay đổi lực ép lò xo C bằng cách xiết bu lông phí trên thì sẽ thay đổi lực ép C, qua đó sẽ thay đổi áp suất nước B. Khi C tăng thì B tăng, C giảm thì B giảm. Đó chính là cách chúng ta muốn thay đổi áp suất nước trên ống ra.
Như vậy với các thông tin cơ bản trên chúng ta đã hiểu thêm về cấu tạo, nguyên lý và ứng dụng van giảm áp suất nước trong thực tế, hãy liên hệ homecare để được tư vấn thêm hoặc xử lý các vấn về gặp phải với các thiết bị điện máy trong gia đình.
Ý kiến bạn đọc (0)