Vì sao máy giặt quay yếu, tìm hiểu các nguyên nhân và cách xử lý

Bạn có để ý thấy máy giặt quay yếu hơn trước, quay chậm hơn trước, nếu ít đồ thì bình thường còn nhiều đồ giặt sẽ làm cho tốc độ quay chậm hơn. Nếu bạn thấy tình trạng này xảy ra với máy giặt nhà bạn, đã đến lúc cần phải tiến hành kiểm tra. Homecare24h sẽ phân tích một số nguyên nhân phổ biến để người dùng nắm được.

Vì sao máy giặt quay yếu

Hiện nay trên thị trường có hai loại máy giặt chính là máy giặt cửa đứng và máy giặt cửa ngang, mỗi loại máy giặt đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, sử dụng máy giặt nào còn tùy thuộc vào sở thích và điều kiện của từng gia đình. Homecare không bàn luận về việc chúng ta nên sử dụng loại máy giặt nào mà chỉ bàn luận về vấn đề tìm ra nguyên nhân của các trục trặc và cách sửa chữa phù hợp. Cụ thể trong nội dung này chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề máy giặt quay yếu.

Lồng máy giặt được truyền động quay tròn bằng motor máy giặt, có 2 loại motor máy giặt hiện nay là motor truyền động gián tiếp và motor truyền động trực tiếp. Motor truyền gián tiếp là kiểu phổ biến trước đây và hiện nay, motor truyền chuyển động quay tới lồng giặt thông qua dây curoa và puly (hình 2). Motor truyền trực tiếp là kiểu mới, mới được sử dụng trên một số dòng máy giặt cửa ngang. Mỗi loại truyền động đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, chúng ta cùng tìm hiểu vì sao máy giặt quay yếu với từng loại truyền động này.

Motor truyền động gián tiếp

Máy giặt truyền động gián tiếp thông qua dây curoa và puly đã được sử dụng từ rất lâu, đến nay vẫn được sử dụng phổ biến, ưu điểm kiểu truyền động này là lực lớn, máy vắt khỏe, tải trọng giặt lớn. Tuy nhiên nhược điểm là cần phải có đối trọng dẫn tới khối lượng máy rất nặng, đồng thời truyền động dây curoa nhanh bị mòn, bị trượt, do vậy đây chính là nguyên nhân dẫn tới máy giặt quay yếu. Dây curoa là dạng dây đai truyền động với chất liệu cao su tổng hợp, lõi dây có thể bằng thép hoặc bằng sợi tổng hợp, sau thời gian sử dụng có thể bị mòn bề mặt tiếp xúc, bị dãn…Truyền động gián tiếp thường sử dụng một loại motor điện (loại rotor dây quấn) đặt phía dưới, dẫn tới phải có đối trọng được lắp trên thùng giặt để hạn chế rung lắc của máy giặt.

Motor truyền động trực tiếp

Hình trên là kiểu máy giặt truyền động trực tiếp, loại motor này cũng giống như motor quạt trần gồm 2 phần là stator (phần tĩnh) nằm bên trong với nhiều cặp cực phân bố đều nhau, rotor (phần động) là bộ phận quay bên ngoài gắn nhiều nam châm vĩnh cửu. Kiểu truyền động này có nhiều ưu điểm như kích thước nhỏ gọn, lắp ráp dễ dàng, cân bằng động tốt hơn, không cần sử dụng đối trọng, khối lượng máy giặt nhẹ hơn, hạn chế vấn đề dây curoa bị mòn, bị dãn như trên truyền động gián tiếp. Tuy nhiên, nhược điểm của loại motor này là lực quay yếu hơn, do vậy kích thước đường kính motor sẽ thay đổi theo khối lượng giặt của máy. Sau thời gian dài sử dụng, nam châm vĩnh cửu của rotor có thể bị giảm từ tính do nhiệt độ cao và rung động mạnh, và có thể một trong các cặp cực của stator bị đứt cuộn dây, đây là nguyên nhân chính dẫn tới máy giặt quay yếu hơn. 

Ngoài các nguyên nhân chính kể trên, nguyên nhân dẫn tới máy giặt quay yếu còn xuất phát từ chính bản thân motor như đứt dây đồng, kẹt trục, rơ trục quay, hay ổ bi của lồng giặt bị han gỉ, bị kẹt…Người dùng hãy tiến hành kiểm tra sớm hoặc liên hệ các trung tâm sửa máy giặt để được xử lý kịp thời, hy vọng các nội dung có nhiều hữu ích, cảm ơn các bạn đã tìm hiểu nội dung.

Ý kiến bạn đọc (3)

    © 2019 Homecare 24h - Trung tâm cứu hộ điện máy gia đình. Thiết kế Website bởi Homecare24h.
    Chat trên Facebook Zalo 0888 610 118
    0888.610.118