Nếu công việc của bạn có liên quan tới linh kiện này thì cần phải tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc của rơ le bán dẫn, tìm hiểu tác dụng của linh kiện là gì, khi nào cần sử dụng tới thiết bị này. Homecare sẽ chia sẻ cơ bản để Độc giả hiểu thêm về linh kiện.
Hiểu như nào về rơ le bán dẫn
Khi nói tới tên gọi Rơ le bán dẫn, trong tên gọi này có 2 phần là Rơle và Bán dẫn, như vậy chúng ta đã hiểu 1 nửa nghĩa của khái niệm này. Rơle (relay) là những thiết bị đóng ngắt mạch điện theo những cách khác nhau, có thể được điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp. Bán dẫn là tên gọi của cơ chế hoạt động bên trong rơle. Như vậy chúng ta đã biết rơ le bán dẫn là gì. Rơle nhiệt là sử dụng nhiệt để đóng ngắt mạch điện, rơle điện từ là sử dụng điện từ để đóng ngắt mạch điện, rơle bán dẫn là sử dụng vật liệu bán dẫn để đóng ngắt mạch điện….Vậy cơ chế hoạt động của rơ le bán dẫn là như thế nào.
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu chất bán dẫn là gì. Chất bán dẫn là vật liệu có độ dẫn điện thay đổi từ vật liệu cách điện tới vật liệu dẫn điện, mức độ dẫn điện tùy thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ hoặc ánh sáng. Khi nhiệt độ thấp thì là vật liệu cách điện, khi nhiệt độ tăng lên thì khả năng dẫn điện sẽ tăng theo, hoặc khi có ánh sáng chiếu vào thì trở nên dẫn điện tốt nhưng khi không có ánh sáng thì trở nên cách điện.
Trên hình là loại rơ le bán dẫn 1 pha cho mạch 220v, chúng ta thấy có 2 cực input và 2 cực output. Bên input là đường điện điều khiển sử dụng điện 220V công suất thấp, còn output là đường điện 220v công suất lớn được đấu nối trực tiếp với thiết bị bên ngoài có công suất lớn. Nói như thế chắc độc giả chưa hiểu được tác dụng của thiết bị này, nhiều người nhìn hình ảnh trên và nghĩ rằng nó giống như một chiếc aptomat nhưng thực ra không phải vậy. Dòng điện phía input và output không có liên hệ gì với nhau, tức là không thông nhau ở bất kỳ trạng thái nào.
Cách sử dụng rơ le bán dẫn
Hình ảnh trên là cách sử dụng cơ bản của rơ le bán dẫn, đầu ra output đấu nối tiếp với 1 đường dây điện của thiết bị công suất lớn, còn đầu input là đường điện điều khiển công suất nhỏ.
Tại sao phải sử dụng như vậy, bởi dòng điện điều khiển cũng là nguồn điện 220v được lấy trực tiếp thông qua mạch điều khiển điện tử, do vậy nếu dòng điện này có cường độ lớn sẽ làm nóng mạch hoặc hỏng các linh kiện điện tử trong mạch điều khiển. Chính vì vậy đường công suất lớn phải sử dụng các loại công tắc trung gian có thể chịu được công suất lớn. Đối với những loại motor điện công suất lớn, khi đóng ngắt mạch điện có thể sẽ phát sinh cường độ dòng tức thời rất lớn gây hỏng các thiết bị khác, do đó rơ le bán dẫn thường được sử dụng trong những mạch điện như vậy.
Hình trên là phần hộp điện của máy sấy nhiệt độ cao với các thiết bị công suất lớn như motor quạt, điện trở nhiệt, chính vì vậy phải cần sử dụng rơ le bán dẫn để điều khiển thiết bị. Có thể nói rằng trong hầu hết các thiết bị điện có công suất lớn đều phải sử dụng tới những linh kiện như vậy, thường gồm rơle, khởi động từ, aptomat, chống đảo pha, rơle nhiệt….
Với các thông tin mà homecare đã chia sẻ cơ bản trên, độc giả đã hiểu thêm về những kiến thức liên quan, cảm ơn các Bạn đã tham khảo thông tin chia sẻ.
Ý kiến bạn đọc (2)