Môi chất lạnh hay còn gọi là gas điều hòa, đây thường là một dạng chất lỏng (một chất hoặc hỗn hợp) được sử dụng trong hệ thống bơm nhiệt và chu trình làm lạnh. Trong hầu hết các chu trình làm lạnh, môi chất này chuyển hóa từ dạng lỏng sang dạng khí và ngược lại, trong quá trình chuyển hóa sẽ kèm theo thay đổi về nhiệt độ và áp suất nhằm đáp ứng mục đích sử dụng như làm lạnh hay luân chuyển nhiệt từ nơi này tới nơi khác.
Nội dung chính
I. Môi chất lạnh có tác dụng gì
Trước khi tìm hiểu về các loại môi chất lạnh thường dùng hiện nay, chúng ta cần tìm hiểu về tác dụng của gas điều hòa trong hệ thống làm lạnh, nó hoạt động như thế nào và sự liên quan giữa các bộ phận khác nhau.
Gas lạnh chính là tác nhân mang nhiệt từ nơi này tới nơi khác, mà trong hệ thống làm lạnh thì gas lạnh hấp thụ nhiệt từ dàn lạnh để mang tới dàn nóng, thông qua quạt thổi và dàn lá nhôm tản nhiệt để xả nhiệt ra ngoài môi trường. Trong nội dung về nguyên lý làm việc của điều hòa các bạn sẽ hiểu rõ quá trình hoạt động của hệ thống lạnh và sự thay đổi về nhiệt độ, trạng thái và áp suất của môi chất lạnh.
Tóm lược như sau: Môi chất lạnh sau khi đi qua van tiết lưu sẽ chuyển từ dạng lỏng sang dạng khí có nhiệt độ rất lạnh, tiếp tục đi đến dàn lạnh để hấp thụ nhiệt trong phòng, môi chất sau khi hấp thụ nhiệt sẽ được hút tới máy nén để chuyển sang dạng lỏng có nhiệt độ rất cao, tiếp tục môi chất nóng đi tới dàn nóng để xả nhiệt ra ngoài môi trường, trở lại van tiết lưu để tạo thành vòng luân chuyển liên tục làm lạnh không khí trong phòng.
II. Các loại môi chất lạnh thường dùng
Hiện nay với các hệ thống lạnh như điều hòa, tủ lạnh, tủ bảo ôn thường sử dụng một số loại gas phổ biến như gas R22, R32 và R410A. Các loại gas lạnh này có ưu nhược điểm khác nhau, sử dụng trong những trường hợp và thiết bị khác nhau, tùy theo từng đời thiết bị mới hay cũ mà loại gas nào được sử dụng.
Cách nạp gas cho điều hòa với các loại gas này cũng khác nhau, với gas r22 chúng ta có thể nạp thêm (còn gọi nạp đuổi), khi kiểm tra bảo dưỡng điều hòa nếu thấy thiếu gas người thợ có thể tiến hành nạp thêm một lượng nhỏ bù vào phần bị thiếu để điều hòa trở lại làm việc hiệu quả hơn. Với gas r32 và r410a việc nạp thêm sẽ khó khăn hơn rất nhiều, chỉ có thợ rất giỏi mới có thể nạp thêm loại gas này, theo cách chuẩn thì phải nạp mới hoàn toàn với hai loại gas này.
III. Ưu nhược điểm các loại môi chất lạnh
Để tìm hiểu kỹ hơn về các loại môi chất lạnh, chúng ta tìm hiểu thêm về ưu nhược điểm của các loại môi chất này để lựa chọn khi mua điều hòa mới, sử dụng hiệu quả hơn, tiết kiệm điện hơn và bảo vệ môi trường tốt hơn.
– Gas điều hòa R22: đây là loại gas sử dụng rất phổ biến hiện nay bởi chi phí rẻ, dễ nạp thêm khi thiếu và được sử dụng sớm nhất, các dòng máy lạnh đời cũ và giá rẻ hiện nay đều sử dụng loại gas này. Tuy nhiên nhược điểm của loại gas này là gây hại cho tầng ozon, hiệu quả làm lạnh kém, độ lạnh không sâu, tốn điện, đến năm 2040 sẽ bị cấm hoàn toàn.
– Gas điều hòa R410A: nhằm thay thế cho gas r22 thì gas 410a đã ra đời, ít gây hại cho tầng ozon hơn và khả năng phân tán nhanh khi rò rỉ. Ưu điểm chính là khả năng làm lạnh sâu tốt hơn, do vậy tiết kiệm chi phí hơn khá nhiều so với r22. Các dòng máy đời mới hiện nay đều sử dụng gas r410a. Nhược điểm là khó bảo trì, khi nạp thêm gas cần phải nạp mới hoàn toàn.
– Gas điều hòa R32: đây là loại gas được phát triển để thay thế cho 2 loại gas trên với những ưu điểm vượt trội như hiệu quả làm lạnh tốt hơn, giảm hiệu ứng tăng nhiệt nhà kính, giảm độc hại môi trường, tiết kiệm điện và gas này có khả năng phù hợp với các thiết bị đã sử dụng hiện nay. Nhược điểm là giá cao và những dòng điều hòa đời mới đều sử dụng loại gas này với giá thành khá cao.
Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại gas điều hòa mà các bạn có thể tìm hiểu khi bảo dưỡng hay sửa điều hòa, biết cần phải thay loại gas nào và cách nạp thêm hay thay mới gas cho phù hợp nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi nội dung.
Ý kiến bạn đọc (54)