Cấu tạo máy ấp trứng gà, những linh kiện cơ bản cần có

Máy ấp trứng gà là dòng máy ấp phổ biến nhất hiện nay do trứng gà dễ ấp cho tỉ lệ nở cao. Nhiều bạn sau khi mua máy ấp trứng gà về thấy máy khá đơn giản nên cũng có thắc mắc về cấu tạo máy ấp trứng gà. Thực tế là cấu tạo máy ấp trứng gà rất đơn giản, máy sẽ gồm các bộ phận cơ bản gồm buồng ấp, khay ấp, quạt gió, bóng nhiệt, bộ điều khiển, cảm biến và một khay nước. Những máy ấp trứng nhiều tính năng sẽ tích hợp thêm một số thiết bị khác như bộ đảo trứng tự động, bộ tạo ẩm tự động, đèn soi trứng, đèn chiếu sáng hay đèn UV. 

Máy ấp trứng
Cấu tạo máy ấp trứng gà

Cấu tạo máy ấp trứng gà

Như vừa nói trên, cấu tạo máy ấp trứng gà đơn giản chỉ bao gồm một số thiết bị cơ bản là buồng ấp (vỏ máy), khay ấp, bóng nhiệt, quạt gió, bộ điều khiển, cảm biến và một khay nước. Chỉ cần các thiết bị này là bạn đã có thể ấp được trứng gà. Nhưng với những máy ấp hiện nay, có thể  tích hợp thêm một số thiết bị khác vào máy như bộ đảo trứng tự động, bộ tạo ẩm tự động, đèn soi trứng, đèn chiếu sáng hay đèn UV … Cụ thể về chức năng cũng như cấu tạo các bạn xem hình bên dưới đây.

Cấu tạo máy ấp trứng gà
Cấu tạo máy ấp trứng gà
  • Buồng ấp (vỏ máy): vỏ máy thường chính là buồng ấp trứng. Buồng ấp này yêu cầu phải có khả năng giữ nhiệt tương đối tốt và không được làm kín hoàn toàn vì trứng cũng cần hô hấp, nếu làm kín trứng không hô hấp được sẽ bị chết phôi. Vì lý do này nên những dòng máy ấp giá rẻ dùng thùng xốp để làm vỏ máy tiết kiệm chi phí. Các hãng máy ấp khác dùng vỏ nhựa, vỏ gỗ, vỏ thép, … để làm vỏ máy cho mẫu mã đẹp hơn.
  • Khay ấp: khay ấp là nơi đặt trứng cần ấp vào trong. Một số máy không cần khay ấp mà để trứng xuống dưới sàn máy luôn nhưng thường máy ấp đều có khay để trứng vào trong. Có thể nói là trong cấu tạo máy ấp trứng gà có thể không cần khay vẫn được.
  • Bóng nhiệt: trứng gà cần nhiệt độ khoảng 37.5 độ C để phôi trứng phát triển được. Do đó nhiệt độ trong máy phải nóng đủ ở mức khoảng 37.5 độ C. Để làm nóng nhiệt độ trong máy cần dùng bóng đèn tạo nhiệt, có thể dùng bóng đèn sợi đốt hoặc bóng đèn chuyên dụng để gia nhiệt đều được.
  • Quạt gió: quạt gió cho máy ấp trứng nhỏ thường dùng loại quạt thổi vuông công suất từ 15 – 25W, quạt gió của các máy ấp lớn có thể dùng quạt lớn hơn nhưng chắc chắn là trong máy ấp trứng phải có quạt gió để giúp nhiệt độ trong máy luôn được đồng đều.
  • Khay nước: thành phần bên trong trứng chứa rất nhiều nước. Nếu ấp trứng bình thường nhiệt độ tăng cao sẽ làm giảm độ ẩm trong không khí. Lúc này nước trong trứng sẽ bị bay hơi, trứng bị thoát nước sẽ khiến phôi trứng bị khô không phát triển được. Vì lý do này nên trong máy ấp cần giữ độ ẩm tương đối cao để trứng không bị thoát nước. Đây là nguyên nhân cấu tạo máy ấp trứng gà luôn có một khay nước, khay nước này đặt trong buồng ấp sẽ giúp không khí trong buồng ấp không quá khô hạn chế trứng bị thoát nước bên trong.
  • Bộ điều khiển: bộ điều khiển máy ấp là bộ phận cực kỳ quan trọng không thể thiếu trong máy ấp. Bộ điều khiển sẽ điều khiển hoạt động của máy đặc biệt là điều khiển nhiệt độ ấp. Nhiệt độ ấp ổn định sẽ giúp trứng phát triển tốt và tỉ lệ nở cao.
  • Cảm biến nhiệt độ: để bộ điều khiển hoạt động tốt cần một cảm biến nhiệt độ đặt bên trong buồng ấp. Cảm biến nhiệt độ này sẽ giúp bộ điều khiển biết nhiệt độ bên trong buồng ấp đang là bao nhiêu để điều chỉnh tăng giảm nhiệt độ cho hợp lý.
Máy ấp trứng tự chế bằng thùng xốp
Cấu tạo máy ấp trứng gà

Những bộ phận vừa kể trên là những bộ phận không thể thiếu trên máy ấp trứng gà. Những bộ phận này là bộ phận cơ bản của một máy ấp trứng hiện nay. Tuy nhiên, các máy ấp hiện nay còn được tích hợp thêm cả những bộ phận khác giúp quá trình ấp được tự động hóa tốt hơn. Những bộ phận được tích hợp vào có thể kể ra như:

  • Bộ đảo trứng tự động: trứng gà khi ấp vẫn cần phải đảo trứng để phôi trứng không dính vào vỏ. Bình thường cần đảo trứng 3 – 4 lần mỗi ngày, nhưng cứ đảo tay như vậy rất mất thời gian nên nhiều máy ấp hiện nay đều tích hợp bộ đảo trứng tự động để không phải đảo trứng hàng ngày nữa. Thường cấu tạo máy ấp trứng gà tự động hiện nay đều có bộ đảo trứng tự động này.
  • Bộ tạo ẩm tự động: nhiều máy ấp nhỏ có thể đặt khay nước để tạo ẩm vẫn rất ok. Nhưng nếu máy ấp lớn hơn, buồng ấp lớn mà đặt khay nước độ ẩm vẫn khá thấp. Do đó cần có bộ tạo ẩm tự động để tăng độ ẩm trong máy lên cao hơn đảm bảo độ ẩm cho trứng phát triển tốt. Đi kèm với bộ tạo ẩm tự động là cảm biến độ ẩm. Cảm biến độ ẩm sẽ giúp máy ấp biết được độ ẩm trong máy là bao nhiêu để điều chỉnh bộ tạo ẩm tự động tăng độ ẩm khi cần thiết.
  • Đèn soi trứng: trứng gà trong quá trình ấp cần soi định kỳ 3 lần. Một số máy có tích hợp thêm đèn soi trứng này ngay trên máy để các bạn soi trứng ngay tại máy khi cần.
  • Đèn chiếu sáng trong máy: trong máy ấp đôi khi khá tối và việc tích hợp thêm một đèn chiếu sáng bên trong giúp kiểm tra trứng dễ dàng hơn.
  • Quạt quá nhiệt: quạt quá nhiệt là một quạt được gắn sát vỏ máy thông với bên ngoài, khi nhiệt độ trong máy quá nóng quạt này sẽ chạy hút không khí bên trong thổi nhanh ra ngoài để giảm nhiệt cho máy.
  • Đèn UV: khi ấp trứng gà bên trong buồng ấp sẽ có nhiều vi khuẩn từ trứng, để đảm bảo môi trường sạch sẽ có một số máy ấp sẽ tích hợp đèn UV trong máy để diệt khuẩn trong buồng ấp, đảm bảo buồng ấp sạch khuẩn hơn.
  • Camera: nhiều dòng máy ấp hiện đại hơn đã có tính năng kết nối với điện thoại thông minh, đi kèm với đó có thể có cả camera trong máy để người dùng có thể kiểm tra, nhìn thấy tình trạng trứng ngay khi không ở nhà.
Cấu tạo máy ấp trứng gà
Cấu tạo máy ấp trứng gà

Với cấu tạo máy ấp trứng gà vừa kể trên, các bạn có thể thấy ngay một máy ấp trứng gà bình thường có cấu tạo không có gì phức tạp. Tuy nhiên nếu tích hợp  thêm các tính năng tự động và tiện ích khác, lúc này cấu tạo máy ấp trứng gà sẽ phức tạp hơn hẳn. Nếu bạn hiểu chức năng từng bộ phận thì bạn sẽ biết máy hoạt động ra sao và điều chỉnh máy khi cần thiết để tăng tỉ lệ ấp nở của máy. 

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2024 Homecare 24h - Trung tâm cứu hộ điện máy gia đình. Thiết kế Website bởi Homecare24h.
Chat trên Facebook Zalo 0888 610 118
0888.610.118