Bình thường khi chúng ta sử dụng bình nóng lạnh không thấy vấn đề gì, bình đủ nóng là ngắt, đèn báo xanh. Tuy nhiên dạo này lại gặp tình trạng bình nóng lạnh hay bị nhảy rơle (cục chống giật) thì nguyên nhân là bị làm sao, cách xử lý thế nào.
Nội dung chính
Tại sao bình nóng lạnh có rơle chống giật
Bình nóng lạnh là thiết bị khá nguy hiểm trong khi sử dụng, do đó thiết bị này được trang bị những công tắc an toàn để hạn chế vấn đề xảy ra như rơ le chống giật (còn gọi là cục chống giật), thêm cả aptomat chống giật lắp trên tường cho an toàn, kèm cả lời khuyên ngắt điện khi sử dụng nữa. Vì sao, trên thực tế đã có nhiều trường hợp người dùng bị điện giật khi chạm vào nước, chính vì vậy an toàn nhất là ngắt điện hoàn toàn khi dùng nước. Khi thấy bình nóng lạnh hay bị nhảy rơ le, người dùng cần phải dừng sử dụng bình để liên hệ thợ sửa chữa sớm.
Các thiết bị điện máy trong gia đình, trừ bình nóng lạnh, là không sử dụng rơ le chống giật, bởi chỉ có bình nóng lạnh mới ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người dùng khi lấy nước từ bình. Tuy nhiên, nhiều thiết bị khác cũng có thể gây rò điện nguy hiểm với người dùng, do đó, homecare24h luôn khuyên khách hàng cần phải lắp thêm aptomat chống giật cho các thiết bị điện trong gia đình, việc này chỉ tốn thêm tí tiền nhưng mang lại nhiều lợi ích.
Nguyên nhân bình nóng lạnh hay bị nhảy rơle
Như homecare phân tích ở trên thì rơ le chống giật là dùng để bảo vệ người dùng, chỉ cần có hiện tượng rò điện từ bình nóng lạnh là rơ le sẽ bị nhảy, ngắt điện hoàn toàn. Do đó, khi thấy bình nóng lạnh hay bị nhảy rơle, việc cần làm là dừng sử dụng và liên hệ các cơ sở sửa bình nóng lạnh sớm nhất có thể.
Qúa trình rò điện diễn ra như nào ? Homecare phân tích thêm để độc giả hiểu rõ, có 2 trường hợp như sau:
- Bình nóng lạnh rò điện tại bảng điều khiển, trong đó có rơle điều khiển nhiệt và thanh nhiệt, tại vị trí lắp ghép của thanh nhiệt với thành bình thường có 1 lớp gioăng cao su tổng hợp chịu nhiệt để làm kín. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài kèm với điều kiện nhiệt độ cao sẽ làm cho lớp gioăng cao su bị hóa cứng, bị nứt, vỡ…dẫn tới rò nước. Tình trạng rò nước thường diễn ra sau khi bật bình được một lúc bởi khi đó nhiệt tăng cao mới gây giãn nở, tạo khe hở, nước chảy ra sẽ làm mát điện ở vị trí này.
- Bình bị rò điện ngay bên trong bình tại bề mặt của sợi đốt, nguyên nhân do lớp kim loại bề mặt sợi đốt bị ăn mòn, nứt, vỡ dẫn tới nước ngấm vào trong lõi của sợi đốt, điện truyền ra nguồn nước, khi đó người dùng dễ bị giật. Chính vì thế, nên ngắt aptomat khi sử dụng nước nóng trong bình.
Đó là 2 nguyên nhân dẫn tới bình nóng lạnh hay bị nhảy rơle, tần suất nhảy cục chống giật sẽ tăng dần, lúc mới còn dùng được nhưng càng về sau sẽ không thể bật lại cục chống giật. Hãy liên hệ Homecare để được tư vấn và xử lý nhanh chóng, cảm ơn các Bạn đã tìm hiểu thông tin.
Ý kiến bạn đọc (0)