Sửa lò vi sóng – Trung tâm cứu hộ điện máy Homecare24h

Lò vi sóng là thiết bị cần thiết trong gian bếp của mỗi gia đình, giúp cho công việc nấu nướng nhanh hơn hay có thể hâm nóng thức ăn chỉ trong 1-2 phút, rất tiện lợi nên hầu như nhà nào cũng sử dụng. Tuy rằng lò vi sóng hữu ích như vậy nhưng chúng ta cần hiểu rõ bản chất của thiết bị để sử dụng cho phù hợp, việc sửa lò vi sóng cần tiến hành sớm khi gặp trục trặc để tránh những tác hại khó lường, đặc biệt cần biết cách sử dụng phù hợp để đảm bảo an toàn nhất cho người sử dụng. 

I. Liên hệ sửa lò vi sóng

Lò vi sóng thường ít khi hỏng, hoạt động bền bỉ bởi máy sử dụng ít các hoạt động cơ khí, chủ yếu là hoạt động điện từ trường. Tuy nhiên, khi gặp các trục trặc thì hầu như phải cần tới thợ sửa lò vi sóng chuyên nghiệp bởi hoạt động của máy rất phức tạp. Đặc biệt khi lò vi sóng bị rơi móp méo, cần phải kiểm tra kỹ lớp vỏ bên trong của lò vì đó là các tường kim loại dạng lưới có tác dụng phản xạ sóng bên trong lò. Do vậy khi lớp vỏ lưới kim loại bị hỏng sẽ dẫn tới bị rò rỉ sóng ra ngoài, gây hại cho người sử dụng khi đứng gần. Trung tâm cứu hộ điện máy homecare24h khuyên người sử dụng đặc biệt thận trọng với lò vi sóng, tránh để trẻ em sử dụng hay luôn phải nhắc nhở mọi người cẩn thận trước khi sử dụng. Hãy liên hệ các trung tâm uy tín để được đảm bảo về chất lượng sửa chữa.

II. Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

Lò vi sóng là thiết bị phức tạp, sử dụng sóng cao tần để làm nóng thức ăn, bản chất là làm nóng thành phần nước có trong thức ăn. Sóng cao tần được tạo ra trong lò, phản xạ qua lại trong lò vi sóng và được các phân tử nước hấp thụ để biến thành nhiệt, lượng nhiệt sinh ra có thể làm chín thức ăn, diệt khuẩn hay đơn giản chỉ cần hâm nóng thức ăn đã nguội. Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng về cơ bản chỉ có vậy, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, lò vi sóng chính là một lồng kim loại có khả năng phản xạ hoàn toàn trong lò mà không để sóng lọt ra ngoài. Chúng ta có thể tìm hiểu chi tiết tại đây.

Khi hiểu nguyên lý làm việc của lò vi sóng sẽ đảm bảo việc sửa chữa trở nên dễ dàng hơn, an toàn hơn, tuyệt đối không làm trầy xước nứt vỡ mặt bên trong để đảm bảo sóng cao tần không lọt ra ngoài trong quá trình đun nấu. Tần số của sóng khoảng 2450MHz có khả năng làm các phân tử nước dao động mạnh để sinh nhiệt, đồng thời những vật kim loại như thìa, dĩa, bát kim loại cũng có thể bị nung nóng gây cháy nổ, do vậy tuyệt đối không sử dụng những vật bằng kim loại để đựng thức ăn trong lò vi sóng, nên sử dụng bát đĩa sứ, thủy tinh đựng thức ăn để đảm bảo an toàn. 

III. Những lỗi thường gặp khi sửa lò vi sóng

Trong quá trình sử dụng lò vi sóng lâu dài, chắc chắn chúng ta không thể tránh được những lỗi thường gặp của lò vi sóng, để chủ động hơn trong việc sửa lò vi sóng hay thông báo lỗi tới trung tâm sửa chữa một cách chính xác nhất, hãy tìm hiểu những lỗi thường gặp được liệt kê dưới đây:

  • Lò vi sóng không hoạt động, để tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này, chúng ta để ý tới ba nguyên nhân chính 1) công tắc đóng mở tại cửa có thể bị hỏng, do tần suất đóng mở cửa quá nhiều có thể dẫn tới công tắc bị gãy hay bị mòn điểm tiếp xúc, 2) thiết bị điện tử nào cũng đều có cầu chì bảo vệ đoản mạch, hãy kiểm tra để thay thế, và 3) dây nguồn có thể bị chuột cắn, bị đứt bên trong.
  • Đĩa xoay không hoạt động, đĩa xoay trong lò vi sóng có tác dụng quay đều thức ăn bên trong nhằm đảm bảo thức ăn nóng đều, chín đều. Đây là phần truyền động cơ khí của máy nên có thể dễ dàng kiểm tra và sửa chữa, đầu tiên kiểm tra xem đĩa xoay có đặt đúng vị trí không, con lăn đỡ đĩa xoay có bị kẹt không, nếu không thấy lỗi gì thì cần tháo nắp đáy của lò vi sóng để kiểm tra phần truyền động bên dưới. Trong trường hợp này, Homecare24h khuyên nên gọi thợ sửa chuyên nghiệp.
  • Trong khoang lò vi sóng phát tia lửa điện, thông thường hiện tượng này xuất hiện khi đồ dùng đưa vào lò vi sóng có chứa kim loại như thìa inox, bát inox, hoa văn kim loại, hiện tượng này xuất hiện do một nguyên nhân được gọi là ảnh điện, các vật kim loại sẽ hấp thụ năng lượng từ vi sóng sau đó gây hiện tượng phóng điện ra thành lò bằng lưới kim loại. Chúng ta cũng chỉ nên hiểu như vậy, và tuyệt đối không cho vật kim loại vào trong lò vi sóng.
  • Lò vi sóng hoạt động không chính xác, thất thường, lỗi này có thể xuất hiện sau một thời gian dài sử dụng do chương trình điều khiển hoạt động không chính xác. Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới trục trặc này có thể do các thiết bị điện tử, thiết bị điện bên trong máy bị chập trờn, bị ẩm mốc, có thể do côn trùng chui vào gây ra.
  • Lò vi sóng không sinh nhiệt, thức ăn không chín, không nóng hay chín không đều, thời gian làm nóng lâu hơn mọi khi, lò vi sóng nhà bạn đã xảy ra lỗi. Lỗi này xảy ra đều phải liên hệ các trung tâm sửa lò vi sóng chuyên nghiệp mới có thể khắc phục.

IV. Sử dụng đúng cách để hạn chế sửa lò vi sóng, đảm bảo an toàn

Sóng điện từ trong lò vi sóng có thể gây cháy nổ, phát tia lửa điện, gây bỏng da, chết tế bào, biến đổi gen…do vậy cần phải sử dụng đúng cách lò vi sóng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Dưới đây là những lời khuyên cho người sử dụng lò vi sóng:

  • Mặc dù lò vi sóng đảm bảo tính an toàn cao, tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyên chúng ta nên đứng cách xa tối thiểu 1m khi đang sử dụng.
  • Tuyệt đối không cho các vật kim loại như thìa dĩa inox, bát đĩa inox hay bất cứ thứ gì có kim loại bên trong.
  • Chỉ nên sử dụng bát đĩa bằng thủy tinh, gốm xứ để đựng đồ ăn khi đưa vào lò vi sóng.
  • Sóng điện từ trong lò sẽ phản xạ qua lại liên tục giữa các thành kim loại của lò vi sóng, do đó nếu trong lò không có gì mà vẫn bật thì sẽ dẫn tới phá hủy lớp kim loại bảo vệ. 
  • Trong khi nấu chín hay hâm nóng, hơi nước sẽ thoát ra khỏi thức ăn, do vậy tránh bọc đồ ăn trong vỏ bọc kín để tránh gây nổ hơi.
  • Lớp vỏ kim loại dạng lưới bao kín thành lò vi sóng có tác dụng ngăn không cho sóng điện từ thoát ra ngoài, do đó nếu bị rơi, móp mép, hãy mang đi kiểm tra ngay hoặc liên hệ trung tâm sửa chữa để được tư vấn. 
  • Khi nấu thức ăn trong lò vi sóng, phải kiểm tra kỹ thức ăn xem có chín đều hay không, nếu không chín đều, vi khuẩn vẫn tồn tại.
  • Không lót thức ăn bằng giấy hay các túi nilong khi hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng.

Sử dụng lò vi sóng cần chú ý những điều trên để đảm bảo an toàn tuyệt đối với người sử dụng từ việc nấu chín thức ăn tới tránh những tác hại do sóng điện từ gây ra.

V. Trung tâm cứu hộ điện máy Homecare24h

Ý kiến bạn đọc (25)

    © 2017 Homecare 24h - Trung tâm cứu hộ điện máy gia đình. Thiết kế Website bởi Homecare24h.
    Chat trên Facebook Zalo 0888 610 118
    0888.610.118