Chọn mua giữa máy giặt lồng đứng và máy giặt lồng ngang không hề khó. Thực tế, chỉ cần các bạn biết ưu nhược điểm của máy giặt lồng đứng và lồng ngang là đã có thể đưa ra quyết định rất dễ dàng. Trong bài viết trước, homecare24h đã giúp các bạn hiểu về ưu nhược điểm của dòng máy giặt lồng ngang và bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu về ưu nhược điểm của máy giặt lồng đứng (máy giặt cửa trước).
Nội dung chính
Máy giặt lồng đứng là gì?
Máy giặt lồng đứng là loại máy giặt có lồng giặt được đặt theo chiều dọc với cửa của máy giặt hướng thẳng lên trên. Chính vì vậy, máy giặt lồng đứng còn được gọi là máy giặt cửa trên. Ngoài ra, máy giặt cửa trên còn được gọi chung cho cả dòng máy giặt lồng nghiêng (lồng giặt được đặt nằm nghiêng) bởi mặc dù lồng giặt đặt nghiêng nhưng cửa của máy giặt vẫn hướng lên trên. (xem thêm)
Ưu nhược điểm của máy giặt lồng đứng (máy giặt cửa trên)
Ưu điểm của máy giặt lồng đứng
Giá thành rẻ: máy giặt lồng đứng có giá thành khá rẻ và nhiều mẫu mã cho các bạn lựa chọn. Nếu so với các dòng máy giặt lồng ngang thì giá của máy giặt lồng đứng thường chỉ bằng một nửa thậm chí một phần ba mà thôi. Chính vì điểm này nên máy giặt lồng đứng vẫn được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn thay vì máy giặt lồng ngang.
Thiết kế gọn gàng: máy giặt lồng đứng có một ưu điểm khá rõ ràng ở mặt thiết kế đó là chiếm ít diện tích hơn hẳn dòng máy giặt lồng ngang hay lồng nghiêng. Nếu gia đình bạn có không gian chật hẹp thì nên sử dụng dòng máy giặt lồng đứng sẽ phù hợp hơn so với các dòng máy giặt khác.
Dễ dàng sửa chữa: một điểm được rất nhiều người dùng yêu thích khi lựa chọn máy giặt lồng đứng đó là rất dễ dàng sửa chữa và thay thế linh kiện. Giá của việc sửa chữa hay thay thế linh kiện ở máy giặt lồng đứng cũng rẻ hơn nhiều so với máy giặt lồng ngang.
Dễ sử dụng: máy giặt lồng đứng thường ít được tích hợp những tính năng hiện đại mà thường chỉ có các tính năng cơ bản. Điều này khiến máy giặt lồng đứng rất dễ dàng sư dụng và cũng phù hợp với đa số các gia đình ở Việt Nam vì không có nhu cầu giặt các chế độ nâng cao.
Có thể thêm bớt áo quần ngay khi đang giặt: máy giặt cửa trên thường có nút tạm dừng để các bạn có thể thêm bớt quần áo ngay khi máy đang giặt một cách dễ dàng. Tính năng này tiện lợi hơn so với các dòng máy giặt lồng ngang rất nhiều và nó cũng là một ưu điểm được nhiều người yêu thích.
Nhược điểm của máy giặt lồng đứng
Khả năng vắt khô ở mức bình thường: khả năng vắt khô của máy giặt lồng đứng thường ở mức 700 vòng/phút. Với tốc độ vắt này quần áo sẽ mất khá nhiều thời gian để có thể khô hết nước. Nếu so sánh với tốc độ 1400 vòng/phút ở máy giặt lồng ngang thì tốc độ vắt của máy giặt lồng đứng chỉ ở mức bình thường mà thôi.
Máy thường bị rung lắc mạnh gây tiếng ồn lớn: máy giặt lồng đứng dùng kiểu động cơ truyền lực gián tiếp qua dây curoa. Chính bởi kiểu truyền lực này nên khi quay cũng như vắt máy giặt thường sẽ bị rung lắc và gây ra tiếng ồn khá lớn.
Tốn nhiều nước khi giặt: máy giặt lồng đứng thường cần khoảng 120 – 180 lít nước cho một lần giặt. Lượng nước này có thể nói là khá nhiều so với máy giặt lồng ngang và thậm chí nó còn tốn nhiều nước hơn cả việc các bạn giặt tay nữa.
Không tốt cho áo quần: do thiết kế của lồng giặt và kiểu giặt nên máy giặt lồng đứng giặt quần áo thường làm quần áo bị xoắn lại với nhau khiến cho vải dễ bị sờn và không được bền. Đây là một nhược điểm mà các bạn dùng máy giặt lồng đứng cần chú ý nếu không rất dễ làm hỏng quần áo.
Giá của máy giặt lồng đứng bao nhiêu
Như đã nói ở trên, máy giặt lồng đứng có giá thành khá rẻ. Giá của máy giặt lồng đứng chỉ từ khoảng 4 triệu đồng trở lên. Nếu so với các loại máy giặt lồng ngang thì giá của máy giặt lồng đứng rẻ hơn từ 50 – 70%. Với mức giá rẻ như vậy cùng nhiều ưu điểm của máy giặt lồng đứng vừa kể trên, có thể nói rằng đây là dòng máy giặt phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.
Ý kiến bạn đọc (3)