Vì sao phải nén gas điều hòa từ dạng khí sang dạng lỏng và ngược lại

Đây là một nội dung nhỏ trao đổi về tính chất của gas điều hòa như hấp thụ nhiệt hay quá trình nén gas từ dạng khí sang dạng lỏng và ngược lại từ dạng lỏng sang dạng khí. Có lẽ chúng ta ít tìm được những nội dung như thế này, cũng nên hiểu thêm để nâng cao kiến thức và hiểu sâu hơn với các thiết bị trong gia đình. Chúng ta hiểu biết về các thiết bị điện máy không có nghĩa là phải sửa chữa mà có thể chỉ là giám sát sửa chữa, nhận biết lỗi, đoán biết nguyên nhân để xử lý sớm, biết mức độ nặng nhẹ của vấn đề.

Theo hình trên chúng ta sẽ thấy một chu trình khép kín của môi chất trong hệ thống lạnh, trong phần nguyên lý hoạt động của điều hòa có trình bày rõ phần này. Môi chất bên dàn nóng là dạng lỏng có áp suất cao và nhiệt độ cao, môi chất bên dàn lạnh là dạng khí có áp suất thấp và nhiệt độ rất thấp. Sự chuyển hóa trạng thái khí sang lỏng được thực hiện tại máy nén, còn chuyển từ trạng thái lỏng sang khí được thực hiện tại van tiết lưu, hai quá trình biến đổi này xảy ra sẽ kèm theo cả thay đổi về áp suất và nhiệt độ. Trong nội dung này tác giả sẽ giải thích một cách đơn giản nhất để người sử dụng có thể hiểu dễ dàng. 

Gas điều hòa là một dạng hợp chất dạng khí hoặc lỏng, có khả năng chuyển hóa từ lỏng sang khí và ngược lại để thực hiện những yêu cầu cần thiết trong hệ thống lạnh. Tuy nhiên chúng ta lại chưa hiểu vì sao phải nén và xả môi chất mới làm lạnh được, có thể giải thích điều này bắt nguồn từ dàn lạnh và dàn nóng. Dàn lạnh điều hòa có tác dụng hấp thụ nhiệt trong không khí, do vậy  nhiệt độ ở dàn lạnh phải càng lạnh càng tốt, còn dán nóng điều hòa có tác dụng xả nhiệt môi chất ra ngoài môi trường, do vậy nhiệt độ ở dàn nóng phải càng nóng càng tốt. 

Khi nhiệt độ môi chất ở dàn lạnh càng lạnh sâu thì quá trình hấp thụ nhiệt tại dàn lạnh diễn ra càng nhanh và hiệu quả, còn nhiệt độ môi chất ở dàn nóng càng nóng thì quá trình xả nhiệt diễn ra càng nhanh, càng hiệu quả. Chúng ta cứ hình dung thế này: môi chất ở dàn lạnh hấp thụ nhiệt, mỗi phân tử khí mang một lượng nhiệt là a, do ở trạng thái khí nên một độ phân tử 10pt/1cm3 (tôi ví dụ là vậy), sau khi nén sang dạng lỏng thì mật độ phân tử là 100pt/1cm3, nhiệt độ lúc này môi chất dạng lỏng là 100a. Trong quá trình nén môi chất sẽ sinh thêm nhiệt do các phân tử va đập vào nhau, do vậy môi chất dạng lỏng sẽ có nhiệt độ rất cao, giúp cho quá trình xả nhiệt hiệu quả hơn.

Ngược lại ở chiều làm lạnh, sau khi môi chất xả nhiệt ở dàn nóng sẽ có nhiệt độ thấp, ví dụ 40oC, khi đi qua van tiết lưu, môi chất dạng lỏng sẽ chuyển sang dạng khí do dãn nở đột ngột, đồng thời quá trình dãn nở sẽ hấp thụ nhiệt, ngược với quá trình nén sinh thêm bao nhiêu nhiệt thì khi dãn nở sẽ cần hấp thụ bấy nhiêu nhiệt. Không biết các bạn đã hiểu chưa vì tôi giải thích cũng khá dài dòng. 

Tóm lại: khi nén từ khí sang lỏng, nhiệt độ môi chất chuyển từ 20 đến 60∼80, độ denta là 40, thì sau khi xả nhiệt tại dàn nóng, môi chất lỏng còn nhiệt độ 40, và sau khi đi qua van tiết lưu chuyển sang dạng khí sẽ có nhiệt độ từ 0-5oC. Đó là mấu chốt của việc nén và xả. Nội dung này cũng giải thích tại sao mà cục nóng phải đặt chỗ mát mới xả nhiệt hiệu quả và điều hòa mới làm lạnh tốt, nếu đặt cục nóng chỗ nóng rồi thì không xả được nhiệt và môi chất khi chuyển sang dạng khí lại có nhiệt độ cao thì làm sao làm mát được. Xem thêm nội dung các sai sót khi lắp cục nóng điều hòa.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi nội dung, phần này chỉ mang tính chất hiểu thêm về môi chất lạnh, còn khi có vấn đề gì với điều hòa nhà mình như kém lạnh, kêu to, tốn điện,…hãy liên hệ trực tiếp đến Homecare24h để được trợ giúp, xin cảm ơn.

Ý kiến bạn đọc (7)

  • Cảm ơn bài b đã giải thích,nhưng mình vẫn có chỗ chưa hiểu ah.nếu bộ nóng là bộ xả nhiệt ra môi trường,khi đó lượng nhiệt mà theo b cần cho dàn nóng càng lớn càng tốt sẽ bị mất đi,áp suất của Giang nóng cũng theo vậy mà giảm đi.như vậy có hơi mâu thuẫn là cần làm giàn nóng càng cao càng tốt nhưng lại cần Giàn nóng tỏa nhiệt càng nhiều càng tốt ko ah.mong b giải đáp giúp ah.xin cảm ơn

    • CÂU HỎI RẤT HAY
      thường thì nhiệt độ giảm áp suất sẽ giảm theo
      nhưng quá trình nhả nhiệt ở dàn nóng gần như là áp suất ko đổi, (áp suất ở đây là áp suất của môi chất lạnh trong dàn) và quá trình nhả nhiệt nay diễn ra trong hệ thống kín nên áp suất ko đổi ………. Để hiểu rõ hơn bạn cần phải TÌM HIỂU về NHIỆT ĐỘNG trong môn vật lí

      • Tác giả viết dùng từ hơi lũng củng tí. Theo ý a ấy thì phải là khi môi chất từ máy nén qua dàn nóng thì giảm nhiệt độ của môi chất càng nhiều càng tốt đó. Theo tôi dàn nóng mục đích làm giảm nhiệt độ của môi chất và khi đó môi chất sẽ chuyển trạng thí từ thể khí sang thể lỏng. Tất nhiên nhiệt độ tỉ lệ thuận với áp suất. Nhưng người ta thiết kế dàn nóng như vậy để sao cho môi chất đi quan dàn nóng thì nhiệt độ ở trong khoảng cho phép nên áp suất giảm không đáng kể.

© 2018 Homecare 24h - Trung tâm cứu hộ điện máy gia đình. Thiết kế Website bởi Homecare24h.
Chat trên Facebook Zalo 0888 610 118
0888.610.118